Bông
Bông

Những mối nguy hại ảnh hưởng đến ngành xăm ở Việt Nam

6 năm về trước, ngành xăm Việt Nam khởi động không mấy khởi sắc vì người Việt Nam thời đấy không muốn xăm mình. Khi Tattoo Convention Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức, điều này đã giúp những tác phẩm của Việt Nam được đưa ra thế giới và đến gần với công chúng hơn.

Những thợ xăm Việt Nam rất giỏi về cá thể, chỉ cần nhìn là làm được. Ngược lại, về tổng thể vẫn còn yếu đặc biệt là tư duy về ngành. Bản thân anh Vinny Nguyễn cho biết, ngành xăm bên Mỹ có khái niệm người trong ngành bảo vệ lẫn nhau. Điều này khiến cho ngành xăm ở quốc gia đó được bảo vệ bởi một hàng rào gia nhập ngành, khiến cho người ngoài khó vào ngành. Để được vào ngành này, bạn phải đi học tập tại một tiệm xăm trong vòng 2 năm. Chưa kể tới việc có nhiều người làm 1 năm bị đuổi rồi phải làm lại 2 năm. Các nhà cung cấp cũng không bán sản phẩm của họ cho những người không có bằng cấp, khiến cho ngành xăm ở Mỹ tồn tại và ngày càng phát triển.

Ảnh: FBNV

Những năm sau khi Tattoo Convention Việt Nam được mở ra, càng ngày càng có nhiều thợ xăm đẹp xuất hiện. Khi có quá nhiều người gia nhập vào ngành, nhưng lại không có một hàng rào gia nhập nhất định đã khiến cho ngành xăm ở Việt Nam biến động khá nhiều. Lấy ví dụ như thị trường bitcoin, những năm trước đang trên đà phát triển. Khi bitcoin phát triển quá nhanh đến một mức nhất định sẽ bị tuột xuống, cũng giống như ngành xăm Việt Nam.

Những thợ xăm đại diện cho đầu tàu trong ngành xăm nên dùng cái tầm và cái tâm của mình để hướng con tàu này đi đúng hướng, bên cạnh đó có thể học tập ở nước ngoài từ cách xây dựng đến cách định hướng .Nhằm mục tiêu giúp ngành xăm không bị thụt lùi, những người dẫn đầu ngành nên khẳng định lại giá trị văn hóa của hình xăm , đề cao vấn đề an toàn vệ sinh, và việc bảo vệ người trong ngành.

“Hình xăm đậm chất Việt , hoa sen và những cổ vật thời Trần “ -Tác phẩm của artist Long Bor

Mỗi hình xăm đều có giá trị riêng của nó, khách hàng không thể để những người không có khả năng, kinh nghiệm và kiến thức thực hiện. Điều này sẽ khiến nền văn hóa, nghệ thuật đằng sau những hình xăm bị phá hủy. Vậy nên, việc củng cố lại kiến thức, văn hóa lịch sử lâu đời của xăm ở Việt Nam là rất quan trọng.

Trong sách Việt sử giai thoại, Nguyễn Khắc Thuần viết: Một trong những tục cổ xưa nhất của người Việt là xăm mình,Tục lệ này kéo dài đến cuối thế kỉ thứ XIII, đầu thế kỉ thứ XIV mới chấm dứt.  

Về nguyên nhân xuất hiện của tục này, sách Lĩnh Nam chích quái (phần Hồng Bàng thị truyện) chép: Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng luồng gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với Vua. Vua nói: “Các giống ở trên núi khác với các loài ở dưới nước. Các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình, vì vậy, ta mới bị gây hại”. Thế rồi, nhà vua bèn ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xăm hình thủy quái vào người. Từ đó, không bị thuồng luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có kể từ đấy.

Nhằm khẳng định lý do xăm mình của người Việt cổ, Từ điển Lễ tục Việt Nam cũng ghi: Người Việt cổ từ 2000- 3000 năm trước có tục xăm hình những con thủy quái (rồng, rắn..) lên bụng, ngực, lưng, chân, tay…. Tương truyền, thuở xa xưa con người lặn lội vùng sông nước kiếm ăn, nên xăm hình lên người để không bị thủy quái làm hại và hòa nhập với động vật ở dưới nước, từ đó mới săn bắt được chúng.

Từ thời Lý - Trần trở đi, đặc biệt là vào thời nhà Trần, từ vua quan cho chí thần dân ai cũng thích xăm hình vào người và đối với những người trong hoàng tộc, phục dịch trong triều đình buộc phải xăm hình lên thân thể, coi đó như là một luật lệ phải thi hành. Đến đời vua Trần Anh Tông (1293 - 1314) đã phản đối việc này, vì nhà vua rất sợ thợ châm kim vào da thịt mình, mặc dù Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã chuẩn bị để xăm cho Anh Tông. Chính vì thế, sau này, ai thích thì xăm chứ không là quy định nữa.


Theo sử liệu, để tỏ rõ ý chí quyết tiêu diệt giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn xã tắc, năm 1285, quan quân nhà Trần tất thảy đều xăm lên cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết quân Thát Đát, tức quân Mông Cổ). Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Ngày 12, quân giặc đánh Gia Lâm, Vũ Ninh, Đông Ngàn, bắt được nhiều quân ta, thấy người nào cũng thích hai chữ “Sát Thát”” bằng mực vào cánh tay, tức lắm, giết hết”.


Không dừng ở đó, dưới vương triều Trần, những thành viên thuộc đội quân Thánh Dực bảo vệ xa giá thì xăm lên trán ba chữ Thiên Tử Quân (Quân đội Thiên Tử); hay dân chúng thì thường xăm lên bụng những chữ “Nghĩa dĩ quyên khu”, “hình vu báo quốc” thể hiện tinh thần thượng võ, vì việc nghĩa liều thân, báo đền ơn nước.


Như vậy, tục xăm mình của người Việt cổ không chỉ thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên, mà còn mang ý nghĩa quyết tâm chống địch; thậm chí là hình thức làm đẹp của người đương thời.


Ngày xưa, người Việt Nam nhìn về hướng Bắc, thấy người Trung Quốc đi bằng tàu xuống nên từ đó người Việt Nam mình gọi họ là người Tàu. Trong văn học lịch sử của người Trung Quốc có ghi: “Tiễn phát văn thân, Âu Việt chi dân dã” có nghĩa là “Cắt tóc, xăm mình là người dân Âu Việt”. Điều này cho thấy người Việt đã xăm mình từ lâu và đã được nước khác công nhận,đây chính là giá trị văn hóa cần được lan rộng.

Vấn đề an toàn vệ sinh rất cần được quan tâm hàng đầu, vì nó liên quan tới sức khỏe của chính khách hàng. Nếu khách hàng không đến những cơ sở an toàn vệ sinh, đáng tin cậy thì nguy cơ bị lây nhiễm HIV-1 và HIV-2 cực kì cao.

HIV-1 là loại virus ban đầu được phát hiện và đặt tên là LAV và HTLV-III. HIV-1 độc hơn HIV-2,  và là nguyên nhân của phần lớn các ca nhiễm HIV trên toàn cầu. HIV-2 có khả năng lây nhiễm thấp hơn HIV-1 cho nên nó chỉ hạn chế ở Tây Phi. Lấy ví dụ nếu người xăm cho bạn mua một chiếc máy xăm không rõ nguồn gốc, khi xăm lên da bạn bạn cảm thấy xấu thì nghĩ rằng chỉ cần xăm đè lên. Nhưng nếu người xăm cho bạn đã xăm cho nhiều người khác, và trong số đó có người bị nhiễm HIV thì nguy cơ bị lây nhiễm HIV là rất cao.

T.V.K. (sinh năm 1978, ở Đống Đa, Hà Nội) đang điều trị tại khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện 09, mang trong mình căn bệnh HIV. Anh bị nhiễm HIV bởi kim xăm hình được dùng chung cho nhiều người và không được vô trùng cẩn thận. Cầm tờ giấy khám sức khỏe, anh ngã gục khi biết mình dương tính với HIV.

Bác sĩ Hoàng Hải Hà khám bệnh cho một bệnh nhân AIDS

Chia sẻ về nguy cơ khi lây nhiễm HIV khi xăm hình, bác sĩ Lương Trường Sơn, Phó viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, phụ trách phòng khám da liễu Đồng Diều, cảnh báo người xăm hình, sử dụng chung kim, mực xăm mà không được xử lý hấp sấy tiệt trùng, khả năng lây các truyền nhiễm qua đường máu như viêm gan B, viêm gan C và HIV hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, để tránh lây nhiễm bệnh, cần tìm các cơ sở uy tín, đảm bảo dụng cụ, mực xăm đều được vô trùng cẩn thận.

Ngoài ra, người trong ngành phải bảo vệ người trong ngành bằng cách xây dựng “hàng rào ngành” với những tiêu chuẩn nhất định, cần thiết. Các nhà cung cấp sản phẩm không nên bán sản phẩm của mình tràn lan, và những thợ xăm cũng nên tìm đến những nhà cung cấp có uy tín. Điều này sẽ hạn chế được “kẻ thù”, chính là những bạn trẻ coi xăm là “công cụ kiếm tiền”, sử dụng những sản phẩm kém chất lượng và xăm ẩu.

Một người thợ xăm phải đầu tư cả tri thức lẫn kĩ thuật của bản thân mình hằng ngày, tự mình tìm tòi học hỏi chứ không nên quá ỷ lại vào người dạy mình. Những người thợ xăm thực thụ sẽ chuyên tâm vào các tác phẩm của mình, đặt cả tâm huyết vào từng đường nét trên cơ thề khách hàng, sự an toàn cho sức khỏe của họ và cả khách hàng, cách đối nhân xử thế giữa người với người.... Những người tự nhận mình là thợ xăm luôn xuất hiện với vẻ "hào nhoáng", được xây dựng từ mạng ảo với những câu chuyện không liên quan tới công việc của họ...Những bài viết đó không hề đề cập đến các tác phẩm của họ đã tiến bộ qua từng năm như thế nào, họ đã thi đấu như thế nào trên các đấu trường trong nước và ở nước ngoài, những cải cách trong công việc và sự cố gắng của họ nhằm giúp cho ngành xăm Việt Nam được phát triển hơn. Khi lựa chọn nơi học xăm, các bạn nên tự tìm hiểu người bạn muốn học thông qua các tác phẩm của họ, sự uy tín trong nghề...chứ không chỉ vì vài câu nói "thấy người đó nổi tiếng, học trò nhiều, học phí rẻ chắc dạy giỏi" khiến bạn lựa chọn sai con đường mình hướng tới.

Thợ xăm người Mỹ đã nhận định được kẻ thù rất sớm, và gọi những người đó là “Scratcher” – những họa sĩ trong nhà bếp. Hiện nay, có nhiều chiến lược để giúp ngành xăm phát triển, nhưng những người dẫn đầu trong ngành phải góp tiếng nói của mình để định hướng lại suy nghĩ của các bạn trẻ muốn bước chân vào ngành này.

Bông ink.vn (nguồn tham khảo: dantri.com, ảnh Internet)

 


Xem thêm Văn Hóa Lịch sử

Ero Guro - Văn hoá xăm mình: Tình người duyên ma

Ero guro nansensu, một thuật ngữ wasei-eigo, là một phong trào văn hóa, nghệ thuật và lịch sử là sự pha trộn của các triết lý chính trị đã biến thành thẩm mỹ. Các nghệ sĩ, nhà thơ, nhà làm phim, nhạc sĩ, và tất nhiên, thợ xăm, đã pha trộn khái niệm này với công việc của họ tạo ra một trong những phong trào nghệ thuật đầu tiên kéo dài hàng thế kỷ.

Đọc thêm

Quả cầu vàng 2019: Lịch sử Hollywood và văn hóa xăm mình

Đêm qua Quả cầu vàng 2019 đã khởi động và toàn bộ Hollywood đã ăn mừng những quả bom tấn thành công trong năm qua. Đáng chú ý nhất trong các tác phẩm kinh điển lâu đời của Hollywood được biết đến với các khía cạnh về hình xăm là các bộ phim như 'Papillon', ‘The Illustrated Man’, ‘The Rose Tattoo’, và ‘The Night of the Hunter’.

Đọc thêm