Bông
Bông

Hình xăm về Frida Kahlo - nữ họa sĩ bất hạnh nhất của Mexico

Frida Kahlo là một nữ họa sĩ sinh ra ở Mexico vào năm 1907. Cố ấy chủ yếu vẽ tranh chân dung, nhưng nhiều tác phẩm được cách điệu hóa, đôi khi lại dựa trên nền văn hóa hiện đại.

Cuộc đời Kahlo bắt đầu và chấm dứt tại Mexico City, trong ngôi nhà bà có tên là Nhà Xanh (Blue House). Người ta nói Kahlo rất thích khi nghĩ năm sinh của mình trùng với năm bắt đầu cách mạng Mexico, như thế cuộc đời bà sẽ bắt đầu với sự khai sinh của một Mexico hiện đại.

Khi lên sáu, Frida bị bại liệt, khiến chân phải bà teo đi, vì thế sau này bà hay mặc váy dài, sặc sỡ. Người ta còn nói thực ra bà bị chứng cột sống đôi ngay từ lúc mới sinh - một chứng bệnh làm ảnh hưởng đến cả cột sống và chân. Tuy vậy, với tính khí như con trai, Frida vẫn chơi đấm box và các môn thể thao khác.

Hình xăm chân dung theo phong cách truyền thống Mỹ bởi Alix Ge, Pháp.

Phong cách phác họa được thực hiện bởi Victor Montaghini.

Hình xăm chân dung trong trái tim bởi Amanda Toy, Milan, Ý.

Kahlo có lẽ là họa sĩ nữ xui xẻo nhất: vào ngày 17. 9. 1925, chiếc xe bus chở bà va chạm với một chiếc xe goòng, và Frida Kahlo bị chấn thương nặng. Bà gãy cột sống, gãy cổ, gãy nhiều xương sườn, xương chậu, gãy chân trái thành 11 đoạn, bàn chân phải bị nghiền nát, vai bị trật. Chưa hết, một tay vịn bằng sắt còn đâm vào bụng và tử cung, khiến sau này bà vĩnh viễn không thể mang thai. Frida Kahlo đã phải nằm bất động và đau đớn trong ba tháng liền.

Mặc dầu sau đó đã bình phục và cuối cùng đi lại được, nhưng Kahlo vẫn bị tái đi tái lại những cơn đau cùng cực cho đến hết đời. Đau đến mức bà thường xuyên phải vào bệnh viện nằm, có khi hàng mấy tháng trời.

Bà đã phải trải qua 35 lần phẫu thuật, chủ yếu là mổ cột sống và chân. Sau tai nạn, Kahlo vẽ tranh nhiều, chủ yếu trong những lúc nằm viện, với giá vẽ được mẹ làm riêng để dễ sử dụng. Bà thường vẽ chính mình. “Tôi vẽ chính tôi vì tôi thường xuyên quá cô đơn, và vì tôi là chủ thể mà tôi biết rõ nhất”.

Hình xăm geometric, dotwork con hươu bởi Bob Mosquito.

Phong cách Blackwork được thực hiện bởi Sue Jeiven.

Hình xăm chân dung truyền thống phối hoa hồng được thực hiện bởi Christophe Bonardi.

Khi còn trẻ, Kahlo kết bạn với họa sĩ nổi tiếng Mexico, Diego Rivera, người mà bà vô cùng ái mộ và thường xuyên đến xin lời khuyên về nghề nghiệp. Ông đã nhận ra tài năng của Kahlo. Họ yêu nhau, cưới nhau năm 1929, bất chấp bà mẹ của Frida phản đối.

Nhưng hôn nhân của họ thường xuyên trục trặc. Cả hai cùng thất thường, nóng tính, và lăng nhăng. Kahlo lưỡng tính quan hệ với cả đàn ông lẫn đàn bà, Rivera biết và chấp nhận những mối quan hệ nữ-nữ của vợ, nhưng ghen với những quan hệ nam-nữ của Frida. Phần ông, ông ngoại tình với em gái bà là Cristina. Frida giận dữ. Họ bỏ nhau tháng 11. 1939 nhưng tái hôn tháng 12. 1940. Lần kết hôn sau cũng vẫn trục trặc y như lần trước.

Hình xăm chân dung truyền thống Mỹ được thực hiện bởi Dennis Gutierrez, Barcelona.

Hình xăm chân dung Blackwork/Dotwork  - Susanne König.

Một tác phẩm chân dung phong cách new school được thực hiện bởi Eric Moreno – Birdhouse tattoo ở Madrid.

Kahlo cũng từng ngoại tình với Leon Trotsky khi ông sống lưu vong tại Mexico vì mâu thuẫn với Stalin, tá túc trong nhà bà. Sau khi chuyện tình bị vỡ lở, Trotsky và vợ phải chuyển sang nhà khác; Tại đây, vào năm 1940, ông bị ám sát. Frida đã tóm tắt về cá tính và tài năng của mình như sau: “Tôi sinh ra là một kẻ hoang đàng. Tôi sinh ra là một họa sĩ”.

Nghệ thuật của Frida mang phong cách phối màu rực rỡ, ảnh hưởng đậm nét văn hóa bản địa Mexico. Cũng như ảnh hưởng của châu Âu như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực. Những hình xăm về Frida được ca ngợi bởi những nhà nữ quyền, vì chúng cho thấy được sự đấu tranh cho bản thân những người phụ nữ, ngoài ra còn cho thấy chính nỗi đau của bản thân tác giả.

Bà hay chèn những con khỉ - biểu tượng của Mexico về dâm dục – nhưng Kahlo lại biến chúng thành những biểu tượng mang tính che chở và dịu dàng (có lẽ tình dục là một yếu tố an ủi lớn của bà).

Hình xăm chân dung truyền thống Mỹ được thực hiện bởi Esther de Miguel, Berlin.

Hình xăm chân dung đen – xám bởi Wina Brasil.

Một thiết kế kết hợp Blackwork, geometric và dotwork bởi Fredão Oliveira, Brazil.

Khi vẽ tranh, Frida hay dùng những trải nghiệm cá nhân, kể cả hôn nhân, những lần sảy thai, vô vàn lần phẫu thuật làm đề tài. Các tác phẩm của Kahlo thường đặc trưng bởi những chi tiết liên quan đến mổ xẻ, đau đớn, chịu đựng (nhưng mặt thản nhiên). Kahlo nói, “Tôi không bao giờ vẽ những giấc mơ. Tôi vẽ hiện thực của chính mình…".

Một hình xăm gần như đen – xám được thực hiên bởi J Swan.

Bức chân dung do Jessica Damsceno thực hiện.

Hình xăm blackwork - paul Aherne.

Frida đã đi tới Mexico và Hoa Kỳ, có một buổi triễn lãm cá nhân lớn tại Julien Levy Gallery, New York năm 1938, và đó là một thành công lớn. Một buổi triễn lãm khác nhanh chóng được mở ra tại Paris ngay năm sau đó. Frida đã có buổi triễn lãm cá nhân đầu tiên tại Mexico năm 1953.

Frida Kahlo mất ngày 13. 7. 1954, ít ngày khi bước sang tuổi 47. Vài ngày trước khi chết, bà viết trong nhật ký: “Tôi hy vọng sự ra đi sẽ vui vẻ… và tôi hy vọng không bao giờ quay lại nữa… Frida”. Nguyên nhân cái chết được công bố chính thức là thuyên tắc động mạch phổi, mặc dù một số người nghi ngờ rằng bà chết vì dùng thuốc quá liều (mà có thể do vô tình hoặc hữu ý).

Người ta đã không tiến hành sinh thiết cho bà. Một năm trước đó bà đã rất yếu, chân phải đã bị cưa đến đầu gối do hoại thư. Trong nhật ký, Diego Rivera viết rằng ngày Kahlo mất là ngày bi thảm nhất đời ông, và ông thêm vào (quá trễ), rằng lúc đó ông mới nhận ra, rằng phần đời kỳ diệu nhất của ông chính là lúc ông yêu bà.

Hình xăm Frida hóa thân con hươu do Kirsten, Wonderland Tattoo ở Portland Oregon thực hiện.

Ngày lễ người chết phiên bản Frida - Logan Aguilar.

Người ta đựng tro thiêu bà trong một chiếc bình từ thời tiền Columbia và đặt trong ngôi nhà bà sống, La Casa Azul (The Blue House), ở Coyoacán. Ngôi nhà ấy, từ 1958 đã trở thành bảo tàng, trưng bày tranh bà và những hiện vật về một cuộc đời sóng gió, đáng thương, và đáng thèm muốn.

Mặc dù cô ấy khá nổi tiếng trong cộng đồng lúc còn sống, nhưng công việc của cô chưa được đánh giá cao cho tới năm 1990. Khi những bức tranh của cô trở thành biểu tượng cho các nhà bình quyền, Chicanos và cộng đồng LGBT.

Bức chân dung chân thật xinh đẹp về Frida - Mariusz Trubisz.

Hình xăm chân dung chân thực chưa hoàn thành - Megan Massacre.

Hình xăm đầu lâu Frida - Mike Grant.

Một bức chân dung màu sắc tươi sáng - Sebastian Brade.

Hình xăm geometric bởi Steph Hanlon.

 

Bông ink.vn (nguồn dịch jonathanvandyck.com, soi.today)

 


Xem thêm Văn Hóa Lịch sử

Ero Guro - Văn hoá xăm mình: Tình người duyên ma

Ero guro nansensu, một thuật ngữ wasei-eigo, là một phong trào văn hóa, nghệ thuật và lịch sử là sự pha trộn của các triết lý chính trị đã biến thành thẩm mỹ. Các nghệ sĩ, nhà thơ, nhà làm phim, nhạc sĩ, và tất nhiên, thợ xăm, đã pha trộn khái niệm này với công việc của họ tạo ra một trong những phong trào nghệ thuật đầu tiên kéo dài hàng thế kỷ.

Đọc thêm

Quả cầu vàng 2019: Lịch sử Hollywood và văn hóa xăm mình

Đêm qua Quả cầu vàng 2019 đã khởi động và toàn bộ Hollywood đã ăn mừng những quả bom tấn thành công trong năm qua. Đáng chú ý nhất trong các tác phẩm kinh điển lâu đời của Hollywood được biết đến với các khía cạnh về hình xăm là các bộ phim như 'Papillon', ‘The Illustrated Man’, ‘The Rose Tattoo’, và ‘The Night of the Hunter’.

Đọc thêm