Bông
Bông

Yakuza – Dấu ấn tử thần (phần 6)

Qúa trình Tebori rất đau đớn và mất cả năm trời để hoàn thành, phải có sự bền bỉ và đấu tranh với bản thân. Được làm theo truyền thống cổ xưa với những cây kim và một thanh gỗ.

Theo Hori-shla Yakuza ngầu là vì những hình xăm đó, điều đó chứng tỏ họ có thể chịu đau giỏi hơn những người bình thường.

Thợ xăm bậc thầy Horizen từng là thủ lĩnh Yakuza trước khi rời tổ chức để lo cho gia đình.

Ông không nhớ số lượng người mà ông đã từng xăm, cũng phải cả nghìn người. Horizen sử dụng phương pháp gọi là Tebori, một kỹ thuật được sử dụng qua hàng thế kỷ cho tới nay. Những thợ xăm sẽ sử dụng phương pháp này theo kiểu truyền thống, đó là một kiểu xăm chậm và đau đớn.

Tuy nhiên kết quả mang tới thì khá hoàn hảo, Tebori cho phép thợ xăm điều chỉnh màu và tạo hình tốt hơn. Khi sử dụng máy thì những lỗ chấm khá nhỏ, một thời gian sẽ bị mờ. Với Tebori thì không có chuyện đó.

Những dụng cụ mà Horizen thuê để xăm bao gồm 4 thanh mực Nhật Bản, quá trình làm mực được gọi là Sumi.

Qúa trình này bắt đầu bằng việc lấy một thanh mực, chà thanh mực lên một cái khay bằng đá, gọi là Suzuri, để thành mực nước. Nếu chà thanh mực quá mạnh hoặc quá nhanh sẽ làm mực bị đặc, phải chà liên tục trong khoảng 30 phút.

Việc tự làm mực cho phép thợ xăm kiểm soát màu tốt hơn, đó là những giọt mực chất lượng với bí quyết riêng của ông. Sau đó, trộn mực vào cái khay mài để ra những màu đẹp. Bốn màu truyền thống được sử dụng trong hình xăm của Nhật là đỏ, xanh, chàm và vàng. Để in mực vào da, Horizen sẽ phải tạo ra một công cụ từ thanh gỗ và những cây kim.

Tebori bao gồm thân được làm từ tre khá nhỏ. Trước khi được gắn vào đầu thanh gỗ, những cây kim sẽ được mài nhọn. Mỗi lần mài sẽ được khoảng 5 cây kim, từ từ đầu kim sẽ nhọn lên. Sau khi mài xong, chọc thử vào da nếu kim dính vào thì đã đủ nhọn rồi.

Số lượng kim quyết định độ dày của đường xăm, Horizen sử dụng 18 cây kim vào 3 hàng. Sau đó cột chúng thành hàng ngang.

Một khách hàng quen thuộc của Horizen, ông Morota, tới xăm tiếp phần dang dở. Hình xăm toàn thân của ông Morota do Horizen thực hiện hơn một năm nay, quá trình này rất đau và tốn thời gian. Phải có khoảng thời gian giữa mỗi lần thực hiện, và mỗi lần đó phải thật nhanh gọn.

Khách hàng của ông, vài người đến 1 hoặc 2 lần trong tuần. Mỗi lần tốn khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ. Việc ông làm rất đau đớn, trong 100 người thì đến 90 người phải bỏ cuộc giữa chừng. Chỉ có khoảng 20 người chịu được đến khi xong. Horizen sẽ phải mất cả 6 tháng nữa mới hoàn thành hình xăm toàn cơ thể của ông Morota.


(còn tiếp)


Xem thêm Văn Hóa Lịch sử

Ero Guro - Văn hoá xăm mình: Tình người duyên ma

Ero guro nansensu, một thuật ngữ wasei-eigo, là một phong trào văn hóa, nghệ thuật và lịch sử là sự pha trộn của các triết lý chính trị đã biến thành thẩm mỹ. Các nghệ sĩ, nhà thơ, nhà làm phim, nhạc sĩ, và tất nhiên, thợ xăm, đã pha trộn khái niệm này với công việc của họ tạo ra một trong những phong trào nghệ thuật đầu tiên kéo dài hàng thế kỷ.

Đọc thêm

Quả cầu vàng 2019: Lịch sử Hollywood và văn hóa xăm mình

Đêm qua Quả cầu vàng 2019 đã khởi động và toàn bộ Hollywood đã ăn mừng những quả bom tấn thành công trong năm qua. Đáng chú ý nhất trong các tác phẩm kinh điển lâu đời của Hollywood được biết đến với các khía cạnh về hình xăm là các bộ phim như 'Papillon', ‘The Illustrated Man’, ‘The Rose Tattoo’, và ‘The Night of the Hunter’.

Đọc thêm