Bông
Bông

Độc đáo những kiểu xăm truyền thống trên khắp thế giới

Xăm hình là một nghệ thuật đã tồn tại từ thời cổ đại. Tùy vào văn hóa của các nước, hình xăm đều có ý nghĩa khác nhau.

Batek (Philippines)

Batek là biểu tượng của lòng dũng cảm, được thực hiện tại những nghi lễ truyền thống khác nhau. Những hình xăm này cũng được xem như đánh dấu sự trưởng thành. Các thợ xăm - còn được gọi là manbatek - sử dụng một mũi kim gắn trên thanh gỗ (được gọi là pat-ik) để xăm lên da những hình ảnh hoặc biểu tượng như chim, rết, thằn lằn hay các biểu tượng khác.

Người dân sống ở Bontoc, một vùng núi thuộc đất nước Philppines gọi kiểu hình xăm này là Fatek trong khi những người sống ở Kalinga, một tỉnh gần biên giới Philipppines - Ấn Độ gọi là nghệ thuật Batok nhưng đa số trong các sách ghi lại, người ta thường dùng từ Batek để gọi tên kiểu xăm truyền thống này.

Sak Yant (Campuchia)

Sak Yant hay còn được gọi là Sak Yan hoặc Yantra là những hình xăm được khắc bởi các nhà sư, những thầy tu thuộc đạo Brahman hay thiền sư Ruesi khắc lên người các chiến binh, nhằm để bảo vệ và gia tăng sức mạnh của họ trong các trận chiến. Những hình xăm này được cho là giúp các chiến binh có sức khỏe tốt, đồng thời đem lại may mắn và bảo vệ họ khỏi cái ác.

Khi xăm mình, các nhà sư thường dùng những thanh thép dài nhọn hay những thanh tre mỏng gọi là mai sak, nhúng vào mực có thể được làm bằng hỗn hợp nọc độc rắn, than, các loại thảo mộc, tro thuốc lá…Tuy nhiên, hầu hết mọi người vẫn không rõ những gì có trong mực vì đó là bí mật chỉ các nhà sư mới biết.

Irezumi (Nhật Bản)

Hình xăm ở Nhật Bản được xem là một biểu hiện tâm linh, vật trang trí, biểu trưng một trạng thái, cảm xúc nào đó hay còn được xem là một sự trừng phạt. Hầu hết các hình xăm đều liên quan đến xã hội đen, những băng nhóm tội phạm, mafia khét tiếng của Nhật Bản.

Một số thiết kế thường thấy trong hình xăm Irezumi là hoa mẫu đơn, lân, cá chép, lá mùa thu, con hổ, tre… Những hình xăm Irezumi thường được xăm dọc từ lưng xuống và tránh xăm ở gần cổ để không bị lộ ra khi mặc áo.

Tatau (Samoa)

Tattoo (hình xăm) được cho là biến thể của từ "tatau" trong tiếng Samoa. Những người châu Âu từng sống ở Samoa có lẽ đã phát âm sai khi họ đến sinh sống ở những hòn đảo của người Polynesian. Nhưng từ tattoo lại được dùng cho đến bây giờ.

Với những người đàn ông ở Samoa, hình xăm được gọi là pe’a và kéo dài từ thắt lưng đến đầu gối, trong khi hình xăm ở phụ nữ được gọi là malu với những hình xăm từ đầu gối đến đùi với các thiết kế, họa tiết thanh mảnh và tinh tế hơn.

Ta Moko (New Zealand)

Ta Moko được xem là kiểu xăm mình truyền thống của người Maori. Những hình xăm được xem là những tin nhắn từ tổ tiên gửi đến con cháu của mình. Nó chứa những thông điệp riêng về gia phả, trí thức và địa vị xã hội của người được xăm

Những nghệ sĩ hình xăm thường sử dụng kim điện hoặc sử dụng một loại dụng cụ cầm tay chuyên biệt gọi là ihu theo kiểu truyền thống. Moko thường được xăm ở phần dưới cơ thể, thường là mặt trước hoặc mặt sau chân hay trên mặt bởi vì đối với họ, đầu được xem là một phần thiêng liêng nhất của cơ thể.

Ptasan (Đài Loan)

Những thổ dân người Atayal Đài Loan (còn được biết đến với tên gọi Tayal hay Tayan), thường có truyền thống xăm hình lên mặt. Những hình xăm đó được gọi là Ptasan. Những cô gái Atayal thường được yêu cầu phải biết dệt vải và trồng trọt để có thể xăm hình lên mặt. Với những người đàn ông, hình xăm đánh dấu sự trưởng thành. Họ thường được xăm lên trán đầu tiên và được xăm ở dưới cằm khi họ trở thành cha.

Hình xăm cũng là một cách để khen thưởng những người săn bắn giỏi. Những dụng cụ xăm bao gồm một dụng cụ giống như bàn chải đánh răng (được gọi là atok) với 4-16 mũi kim, được làm bằng gai cam hoặc quýt, một chiếc búa gọi là totsin và mực ihoh làm từ nhựa gỗ thông cháy.

Mehndi (Ấn Độ)

Mehndi được xem là nghệ thuật henna đã tồn tại được 500 năm. Những hình xăm này được thực hiện vào những dịp đặc biệt như ngày lễ, sinh nhật hay đám cưới (được dùng để trang trí cho những cô dâu Hindu). Thiết kế truyền thống thường là hình mặt trời được vẽ trên bàn tay hay cả bàn chân.

Henna được xem là một biểu tượng may mắn, sức khỏe và khoái cảm. Khi vẽ, những nghệ sĩ hình xăm thường đựng mực vào túi nylon có chóp nhọn, sau đó trong vài phút mực sẽ khô, sau đó họ sẽ thêm nước chanh và đường trắng lên trên để mực henna đậm hơn. Vết xăm được phủ bằng khăn giấy, nhựa hay các loại giấy y tế và được để qua đêm rồi mới mở ra.

Thanh Nhã (Theo SKCĐ)


Xem thêm Văn Hóa Lịch sử

Ero Guro - Văn hoá xăm mình: Tình người duyên ma

Ero guro nansensu, một thuật ngữ wasei-eigo, là một phong trào văn hóa, nghệ thuật và lịch sử là sự pha trộn của các triết lý chính trị đã biến thành thẩm mỹ. Các nghệ sĩ, nhà thơ, nhà làm phim, nhạc sĩ, và tất nhiên, thợ xăm, đã pha trộn khái niệm này với công việc của họ tạo ra một trong những phong trào nghệ thuật đầu tiên kéo dài hàng thế kỷ.

Đọc thêm

Quả cầu vàng 2019: Lịch sử Hollywood và văn hóa xăm mình

Đêm qua Quả cầu vàng 2019 đã khởi động và toàn bộ Hollywood đã ăn mừng những quả bom tấn thành công trong năm qua. Đáng chú ý nhất trong các tác phẩm kinh điển lâu đời của Hollywood được biết đến với các khía cạnh về hình xăm là các bộ phim như 'Papillon', ‘The Illustrated Man’, ‘The Rose Tattoo’, và ‘The Night of the Hunter’.

Đọc thêm